Quá trình vệ sinh thang máy gia đình không chỉ đơn giản là lau chùi bề mặt bên ngoài của chiếc thang mà là vệ sinh đến từng bộ phận bên trong của thang máy
Cũng giống như những thiết bị khác, sau một thời gian dài sử dụng thang máy chắc chắn sẽ bám bụi bẩn rất nhiều, các chi tiết điện cũng có thể bị hư hỏng,… Do đó quá trình vệ sinh thang máy sẽ giúp thang máy hoạt động trơn tru hơn, đảm bảo được tuổi thọ của thang máy cũng như những linh kiện.
Hy vọng với bài viết “Hướng dẫn vệ sinh thang máy gia đình đúng cách” mà chúng tôi sắp sửa chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn tầm quan trọng của vệ sinh thang máy gia đình và quá trình vệ sinh thang máy diễn ra như thế nào.
Vệ sinh thang máy đóng vai trò rất quan trọng đến tuổi thọ và quy trình hoạt động của thang.
Như đã nói ở trên, thang máy sau một thời gian dài sử dụng không thể tránh khỏi tình trạng bị bám dính bụi bẩn. Nếu như không vệ sinh máy thường xuyên sẽ gây ra tình trạng tắt khe, gây tiếng ồn, thậm chí là dẫn đến tình trạng kẹt thang máy trong quá trình sử dụng, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.
Hãy thử nghĩ mà xem, thang máy hoạt động theo nguyên lý di chuyển lên xuống dựa vào các khe hở hay cáp treo. Nếu như những bộ phận quan trọng này bị bao phủ một lớp dày bởi bụi bẩn sẽ gây ra nhiều tình trạng như không thể đóng cửa thang máy được, thang máy không hoạt động như bình thường, phát ra những tiếng kêu ồn ào khi hoạt động,… Việc vệ sinh thang máy thường xuyên sẽ giảm thiểu tuyệt đối những vấn đề này, đồng thời đảm bảo tuổi thọ của máy cũng như những linh kiện của thang máy.
Đặc biệt với những cấu tạo thang máy cabin kín nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ gây ra tình trạng ẩm mốc, bốc mùi, khiến người dùng cảm thấy không thoải mái, thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Lợi ích cuối cùng của quá trình vệ sinh thang máy sẽ giúp thang luôn giữ được vẻ ngoài, tính thẩm mỹ của mình, góp phần tăng vẻ đẹp cũng như sự sang trọng cho không gian sống.
Hướng dẫn vệ sinh thang máy gia đình đúng cách
Quá trình vệ sinh thang máy không chỉ đơn giản là lau chùi bề mặt bên ngoài tủ mà vệ sinh cả khu vực bên trong, những điểm quan trọng của thang máy gia đình. Do đó người vệ sinh thang máy cần nắm rõ những nguyên tắc sau để quá trình vệ sinh thang diễn ra đúng cách.
– Vệ sinh cửa tầng và bảng điều khiển: Không gian ngoài cửa luôn là nơi dễ nhận thấy bụi bẩn nhất, vệ sinh sạch sẽ khu vực này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái mỗi lần sử dụng thang máy. Bạn có thể sử dụng chổi quét, dung dịch lau sàn để vệ sinh sạch sẽ. Sau khi vệ sinh xong nhớ dùng khăn sạch lau khô lại cần nữa.
– Vệ sinh rãnh trượt của thang máy: Rãnh trượt của thang máy là nơi dễ có sỏi, đá, bụi bẩn lọt vào, làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thang máy, làm quá trình đóng mở cửa chậm, thậm chí là gây ra tình trạng kẹt thang máy. Để vệ sinh khu vực này bạn nên sử dụng chổi, bàn chải để loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn, vật cứng đầu ở trong rãnh trượt thang máy.
– Vệ sinh vách thang máy và tay vịn: Thông thường vách thang máy sẽ được thiết kế bằng gương hay các tấm inox bóng loáng, để làm nổi bật lên không gian của thang máy, góp phần giúp thang máy trở nên sạch sẽ và sang trọng hơn. Nhưng những vật dụng này lại dễ bám dính bụi bẩn và thể hiện điều này rõ nhất. Nên sử dụng các chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn.
– Vệ sinh bảng điều khiển trong cabin: Đối với thang máy gia đình thì chủ yếu chỉ có người trong gia đình sử dụng, nhưng không thể tránh khỏi những vi khuẩn có trong cơ thể người bám dính trên bề mặt bảng điều khiển. Nên cũng cần chú ý và vệ sinh sạch sẽ khu vực này. Đối với bảng điều khiển thì chỉ cần sử dụng khăn sạch rồi lau khô lại. Tuyệt đối không để nút bấm bám bụi bẩn hay ẩm ướt.
– Vệ sinh sàn cabin: Sàn cabin cũng đóng một phần không nhỏ trong quá trình tăng tính thẩm mỹ và sang trọng của thang máy. Thường xuyên vệ sinh sàn cabin sẽ tránh các trường hợp như làm kẹt rãnh trượt, thang máy có mùi ẩm mốc, khó chịu,…
Phía trên là các bước cần nhớ khi vệ sinh thang máy gia đình. Hy vọng bạn đọc sẽ trang bị cho mình những thông tin hữu ích và tự mình vệ sinh thang máy một cách tốt nhất.
Những công đoạn dọn vệ sinh trên thực sự không quá khó và rắc rối, do đó quý khách có thể lên kế hoạch vệ sinh thường xuyên, khoảng 1 tuần một lần hoặc ít nhất là 2 – 3 tuần một lần. Như vậy thang máy sẽ luôn hoạt động trơn tru, an toàn tuyệt đối.